[khuyet-tat] Luat nguoi khuyet tat VN

Huong Duong huongbrutta tại gmail.com
T5 3 Th9 2009 19:30:06 EST


Kính gửi VNAH và Diễn NKT VN,
Em Hường ở nơi xa xôi xin gửi một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật NKT
VN.

Mong rằng văn bản này sớm được ban hành.

Best regards,

*D**ương Thị Thu Hường*

*Sinh viên Luật (Master of Law)*

*Trường đào tạo sau đại học (Graduate School of International Cooperation
Studies) – Trường đại học Kobe (Kobe University) – Nhật Bản*

--------------------------------------------------

*Đóng góp ý ki**ến cho Dự thảo lần III Luật về người khuyết tật Việt Nam*

*1.      **Định nghĩa về NKT:*

Thực ra cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về NKT trên thế giới,
chưa một chuyên gia tật học nào đưa ra một định nghĩa về khuyết tật mà được
công nhận một cách rộng rãi. Ngay cả đối với Công ước về Quyền của NKT, hầu
hết các học giả nổi tiếng về lĩnh vực Luật tật học (International Disability
Law) đều có chung một nhận định là Công ước không đưa ra định nghĩ về NKT
chỉ nói trong Phần dẫn đề (Preamble) là “disability is an evolving concept
and that disability results from the interaction between persons with
impairments and attitudinal and environmental barriers that hinders their
full and effective participation in society on an equal basis with others -
- - khuyết tật là một khái niệm mới và rằng khuyết tật là kết quả của sự
tương tác giữa những người có khiếm khuyết và những rào cản về thái độ và
môi trường mà ở đó hạn chế sự tham gia một cách đầy đủ, và có hiệu quả vào
các hoạt động trên cơ sở bình đẳng với các thành viên khác trong xã hội.”  -
Đây không phải là định nghĩa về NKT hay KT. Thậm chí nó còn được đánh giá là
linh hoạt. Công ước về NKT cũng như các Công ước nhân quyền khác để cho các
quốc gia thành viên của Công ước tự giả nghĩa (interprete) nội dung các điều
khoản theo quy định của pháp luật quốc tế (Công ước Viên về Luật Điều ước
Quốc tế - 1969). (Xin nói bên lề một chút - Nên có lẽ TTK LHQ không can
thiệp được vào công việc nội bộ của VN).

Định nghĩa về NKT của Dự thảo Luật mới đề cập một phần của vấn đề KT mà chưa
làm rõ KT còn là do kết quả tương tác của rào cản vô hình và hữu hình của
môi trường xung quanh. Do vậy đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc và bổ sung một
vế nữa vào định nghĩa của bản Dự thảo Luật.

 2.      *Phần các dạng tật *khuyến nghị xem xét và bổ sung:  Đa khuyết tật

 *3.      **Các quyền của NKT:*

Trong Pháp Lệnh 1998 cho dù quy định không cụ thể nhưng NKT có quyền tham
gia vào các hoạt động như những người không khuyết tật.

*Điều 3 -  Pháp lệnh 1998 -** *1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập
cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.

Tuy nhiên, các quyền của NKT lại bị hạn chế trong Dự thảo Luật ví dụ khoản 8
Điều 5 của Dự thảo Luật quy định “tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện
pháp luật chính sách chương trình đề án đối với NKT”. Việc quy định này có
thể hiểu ngược lại là NKT không được phép theo quy định của Luật này tham
gia vào các hoạt động không dành cho NKT.

Theo bản dự thảo thì các quyền về kinh tế, văn hóa xã hội của NKT VN đặc
biệt được nhấn mạnh trong các chương như về giáo dục, y tế, việc làm, phúc
lợi xã hội ...Tuy nhiên, Dự thảo Luật chưa đưa ra quy định đảm bảo NKT có
thể tham gia vào quản trị nhà nước như bầu cử, ứng cử ...; năng lực pháp
luật; tiếp cận các dịch vụ tư pháp...

*4.      **Vấn đề tiếp cận:*

Dự thảo Luật chưa bao gồm vấn đề tiếp cận tại các điểm bầu cử, bỏ phiếu ...
hoặc phiếu bầu cử tiếp cận cho NKT (accessible ballots)

Dự thảo Luật quy định tiếp cận phải tuân theo các quy chuẩn tiếp cận, tuy
nhiên hầu hết các quy định tiếp cận đều được ban hành dưới dạng tiêu chuẩn
kỹ thuật và chỉ có tính chất khuyến khích thực hiện chứ không có tính bắt
buộc phải tuân theo (theo Luật Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật 2001). Do
vậy đề nghị Ban soạn thảo xem xét cụ thể phần này, để đảm bảo khi Luật NKT
được ban hành vấn đề tiếp cận có thể áp dụng trên thực tế.

 *5.      **Vai trò của một cơ chế quản lý điều phối và giám sát việc thực
hiện Luật.*

*(Cho dù theo quy định thì Quốc Hội sẽ giám sát việc thực hiện Luật)*

Dự thảo Luật có quy định Chính phủ quản lý các hoạt động liên quan đến NKT
nhưng không quy định rõ là quản lý bằng cách nào và cũng không đề cập đến
vai trò của một cơ chế quản lý điều phối (như NCCD chảng hạn) các hoạt động
có liên quan. Liệu có nên luật hóa NCCD hay một cơ chế quản lý điều phối và
giám sát việc thực hiện Luật để đảm bảo Luật được thực hiện có hiệu quả trên
thực tế?

----------------------------
━━━━━━phần kế tiếp━━━━━━
Một tập tin HTML đính kèm đã bị lau...
Địa chỉ Mạng: http://mailman.anu.edu.au/pipermail/khuyet-tat/attachments/20090903/411e6f1e/attachment.html 


Thông tin thêm về hộp thư chung khuyet-tat