<br><br><div class="gmail_quote">---------- Thư đã chuyển tiếp ----------<br>Từ: <b class="gmail_sendername">....Trinh Tuan ....Nguyen</b> <span dir="ltr"><<a href="mailto:trinhtuan1953@gmail.com">trinhtuan1953@gmail.com</a>></span><br>
Ngày: 10:08 Ngày 03 tháng 8 năm 2010<br>Chủ đề: Hảy để "điểm tựa" là Pháp-Luật.<br>Đến: <a href="mailto:yenvo@drdvietnam.com">yenvo@drdvietnam.com</a><br><br><br><font size="4"><font color="#ff0000">Chủ đề : Tham dự diễn đàn DRD.<br>
Quan điểm cần chia sẻ :<br>"Hảy để "điểm tựa" là Pháp Luật."<br><br> Hiện nay Người Khuyết Tật có nhu cầu được hưởng chánh sách trợ cấp bảo hiểm y-tế và trợ cấp khó khăn hàng tháng. Nhưng có người được, kẻ không được, với lý do phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe của cơ quan y-tế có thẩm quyền, và giấy xác nhận là nghèo.<br>
Muốn có hai cái giấy xác nhận nghèo và chứng chỉ y-khoa về tình trạng khuyết tật để xử dụng cho các thủ thủ tục xin trợ cấp hay việc làm thì người Khuyết Tật lại phải vướng mắc khó khăn trong thực tế.<br> Khó khăn về thủ tục xin giấy khám bệnh là phải trả tiền lệ phí cho thủ tục khám bệnh. Giấy chứng nhận lại cũng chỉ có giá trị trong thời hạn không lâu. Trong khi thực tế với những người tàn tật hiển nhiên, thì chỉ cần một tấm ảnh chụp toàn thân, thì cũng có giá trị rõ ràng và chính xác khi đối chiếu với con người thật, hơn cả giấy chứng nhận y-khoa. Nhưng một tấm ảnh như vậy thì không được cho phép như một sự thật thay thế cho giấy chứng nhận y-khoa. Nếu cho phép dùng tấm ảnh toàn thân để xác nhận tình trạng tàn tật hiển nhiên thì rất đở phiền hà và tốn kém vô ích cho người khuyết tật.<br>
Khó khăn thứ hai là xác nhận tiêu chuẩn NGHÈO để hưởng trợ cấp, thì lại gây bức xúc cho người KT. Bởi vì xác nhận là người nghèo thì phải có giấy chứng nhận nghèo dựa trên tiêu chuẩn nào ? Một giấy chứng nhận như vậy ,nếu thực tế thì phải căn cứ trên cái nghèo thật sự của người KT. Cái nghèo thì dựa trên tiêu chuẩn nào để gọi là nghèo ? Theo suy nghĩ của tôi thì người được gọi là nghèo thì phải có ba điềù: <br>
Thứ nhất không có việc làm để tự nuôi sống được thân mình.<br> Thứ hai không có tài sãn hay thu nhập nào từ tài sản của mình để tự nuôi sống. Hoặc không được hưởng một trợ cấp nào đó để nuôi thân. <br>
Thứ Ba là không có người thân hổ trợ. Bởi vì người thân cũng được xem là một hình thức tài sãn của con người. Chính cái điều kiện thứ ba này là nổi bức xúc lớn nhất của người. Nếu người thân bị xem là tài sãn, có trách nhiệm cung cấp tiền bạc để chia sẻ sự sống với người KT, thì chưa có pháp luật nào quy định cho con người phải cung cấp cho thân nhân khuyết tật trên 18 tuổi, và phải cung cấp đến chết. Nếu dứới 18 tuổi thì cha mẹ có trách nhiệm trợ cấp. Nhưng khả năng của người trợ cấp cho người thân bị KT chỉ là do lòng thương chứ không phải là trách nhiệm bắt buộc. Nếu bị người thân xem là một gánh nặng như thứ " của nợ" thì đây là một tai nạn. Không có pháp luật nào áp đặt trách nhiệm cho người ta phải nuôi thân nhân KT. Vì vậy , nếu cái quan điểm cho rằng người khuyết tật có người thân như một tài sãn , có chức năng nuôi dưỡng người KT thì cần phải được Pháp Luật xem xét lại. Nếu Pháp Luật xem người KT. có thân nhân thì giao trách nhiệm nuôi dưỡng nguời KT cho thân nhân thì cần phải xem xét lại quan điểm này. Nếu có văn bản Pháp Luật như vậy thì mới được xem quan điểm này là đúng Pháp Luật. Do đó nếu không có văn bản pháp luật, quy trách nhiệm cho thân nhân người Khuyết tật phải nuôi dưỡng người KT, thì xin đừng xem người KT. có thân nhân, thì phải chứng minh người thân nhân mình là không giàu có và không trợ cấp cho mình để sống, thì mới được xem là người nghèo để hưởng trợ cấp của chính sách.<br>
Do phải có ba điều kiện như trên, thì mới được xem là nghèo để hưởng trợ cấp, thì điều kiện thứ ba sẽ là điều kiện hết sức khó khăn cho người KT xin chứng nhận nghèo , để hưởng trợ cấp theo chính sách. Vì vậy có rất nhiều ngừoi không xin trợ cấp, bởi vì không thể nào làm một điều hết sức là bất nhân như vậy. Mình phải chứng minh và khai báo là người thân của mình không trợ cấp cho mình thì đó là điều không ai làm được trong thực tế. Bắt buộc theo pháp luật thì cũng không có pháp luật nào buộc người ta phải trợ cấp cho thân nhân KT. của mình. Vì vậy cái điều kiện thứ ba , để được nhận trợ cấp là phải không có thân nhân trợ cấp, thì đó là điều đứng ngoài Pháp Luật. Nếu Pháp Luật không quy định trách nhiệm nưôi người KT cho thân nhận thì phải rõ ràng minh bạch. Không nên đưa lý do có thân nhân để không cấp trợ cấp theo chính sách. Vì quyền công dân thì bình đẳng, không thể phân biệt giàu nghèo theo tiêu-chuẩn có thân nhân hay không có thân nhân. Vì vậy cái điều kiện thứ ba này là nổi khổ lớn của người KT, nếu pháp luật đòi hỏi điều kiện này phải là tiêu chuẩn để xác định là người KT nghèo. Chẳng thà không xin trợ cấp chứ không ai lại đưa thân nhân của mình ra như một thứ tài sản để chứng minh sự giàu nghèo của mình.<br>
Do có nỗi khỗ khó khăn như vậy, để được xin xác nhận là nghèo. Vì vậy Pháp Luật nên rõ ràng trong việc xác định quyền công dân của người Khuyết tật là bình đẳng , chứ không dựa vào thái độ phân biệt thân nhân của người KT., để phân chia ra giàu nghèo.<br>
Nếu công dân Khuyết tật có quyền bình đẳng trong quyền hưởng phúc lợi xả hội thì nên bỏ đi cái giấy xác nhận là gia đình nghèo. Nên bỏ điều kiện thứ ba, xem thân nhân là tài sãn giám định giàu nghèo. Chỉ nên xem xét hai điều kiện để đánh giá là nghèo ở điều kiện thứ nhất và thứ hai. Nếu tiến bộ hơn, thì chỉ căn cứ vào thật tế khó khăn của từng người chứ không phải giàu nghèo là tiêu chuẩn. Bởi vì trong thưc tế , người ta không thể kiểm tra tài sãn của người KT để gọi là giàu hay nghèo. Pháp Luật có công nhận quyền hưởng phúc lợi xả hội thì phải có quy định rõ ràng. Không nên gây thêm cho người Khuyết Tật cái khổ đánh mất lòng tự trọng và bất nhân, khi phải chứng minh rằng người thân của mình không trợ cấp nuôi mình, để được đánh giá là nghèo. Nếu phải nghèo mới được trợ cấp thì sự phân biệt đối xử này sẽ tạo ra rất nhiều mâu thuẩn bất công thêm cho người KT với gia đình, cũng như là với xả hội. Chưa giúp ích gì mà đã đem mâu thuẩn vào quan hệ gia đình của người KT.<br>
Xin hảy để cho người Khuyết tật một điểm tựa vào Pháp-Luật. Không nên đẩy người KT. về phía nương dựa vào lòng thương hại của người khác. Nếu dựa vào lòng thương hại của gia đình và xả hội thì đã tạo ra cho người KT. một mặc cảm tàn tật. Mặc cảm này phát sinh từ quan điểm thương hại của thân nhân và người khác trong xả hội. Mặc cảm này cũng có thể làm phát sanh lòng muốn dựa dẩm vào lòng thương hại để hưởng lợi. Một người đã kiệt sức và mất ý- lực tự trọng thì mới cần đến lòng thươnghại để sống sót. Còn một người có năng lực tự trọng về ý thức sống của chính mình thì xem thương hại là hình thức kỳ thị của xả hội và tha nhân đối với mình. Bởi vậy cùng một thái độ bị đối xử mà có hai hạng người khuyết tật có phản ứng khác nhau. Người cần thương hại để sống sót và người cần tự trọng để sống với chính mình luôn ở hai thái cực khác nhau. Không phải người khuyết tật nào cũng cúi xuống để xin trợ cấp, không phải người KT. nào cũng cần sự thương hại. Cái mà tất cả mọi hạng người dù có khuyết tật hay không khuyết tật cần là một điểm tựa của Pháp Luật công bằng và nhân ái. Thói quen sinh tồn có thể khiến người ta phải chấp nhận sự thương hại để sống còn. Nhưng lòng tự trọng thật sự của con người là cần một điểm tựa để mình có thể dùng cái đòn bẩy của chình mình xây dựng, làm sức bẩy tung lên cái áp lực của mặc cảm và kỳ thị đè nén đời sống của người Kt, để vươn lên như một con người có ý nghĩa của một con người. <br>
Cái điểm tựa của Pháp Luật bình đẳng là cơ hội cho quyền sống của người KT. Cũng chính là cơ hội cho xả hội con người hiểu biết lẫn nhau. Người Kt cần điểm tựa Pháp Luật thiết lập cho mình một đòn bẩy, để bật lên khỏi cái mặc cảm và nổi đau bị kỳ thị trong một xả hội mà sự cạnh tranh quyết liệt để sinh tồn.<br>
Tôi mong ước người khuyết tật có điểm tựa Pháp luật để sống, chứ không phải sống bằng lòng thương hại là bản chất<br>của sự kỳ thị của con người với con người.<br> Xin trân trọng kính chào<br><br>Nguyễn Trinh Tuấn, ngày 3 tháng 8 năm 2010.<br>
</font></font>
</div><br>