Các bạn thân mến.<br>Tôi đọc tin này và phải tìm lại cái NĐ 05/1999 NĐ-CP đó. Điều 4 có nói đến trường hợp chưa được cấp giấy CMND: khoản 2 <span style="font-size: 12pt; font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh
khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.</span><br>Chuyện mà mấy cậu CA đó làm là không đúng, vì không phân biệt được người bệnh Đao với người bị tâm thần. Trước hết các bạn hãy chứng minh người bệnh Đao không phải là bệnh tâm thần, và vẫn còn khả năng điều khiển hành vi của mình. Nhất là người bị bệnh Đao nhẹ. <br>
Và có thể dựa vào Luật NKT để gửi thư khiếu nại đến cấp CA đó. Nếu không được thì có thể nhờ Liên hiệp Hội can thiệp (Bá Thiện ơi, lại có việc làm rồi đấy)<br>Chúc mọi người thành công.<br><br><div class="gmail_quote">Vào 16:10 Ngày 04 tháng 4 năm 2011, Nguyen Thi Lan Anh <span dir="ltr">&lt;<a href="mailto:lananh@idea.org.vn">lananh@idea.org.vn</a>&gt;</span> đã viết:<br>
<blockquote class="gmail_quote" style="border-left: 1px solid rgb(204, 204, 204); margin: 0pt 0pt 0pt 0.8ex; padding-left: 1ex;">Diễn đàn NKT Việt Nam - khuyet-tat<br>
Địa chỉ gửi thư:  <a href="mailto:khuyet-tat@anu.edu.au">khuyet-tat@anu.edu.au</a><br>
Không gửi CC: cho những danh sách khác. Bạn hãy gửi cho họ bằng những email khác.<br>
Để tránh trường hợp không nhận được thư bạn hãy gửi những bức thư có dung lượng nhiều nhất là dưới 1.5 mb maximum.<br>
<br><div>

                        <div>
                           

                                <div><a href="http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110403/Viet-tiep-bai-Nguoi-Down-bi-hanh-CMND-Tren-duoi-chua-thong.aspx" target="_blank">http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110403/Viet-tiep-bai-Nguoi-Down-bi-hanh-CMND-Tren-duoi-chua-thong.aspx</a><br>

<br>Viết tiếp bài &quot;Người Down bị hành CMND&quot;: Trên dưới chưa thông</div>
                                
                                <span>
03/04/2011 16:32
                                </span>
                        
                        
                        </div>
                        <div>
                        <table cellpadding="0" cellspacing="0">
                                <tbody><tr>
                                        <td>
                                                
                                        </td>
                                </tr>
                                <tr>
                                        <td>
                                                
                                        </td>
                                </tr>

                                
                        </tbody></table>
                        <div>
                        Một số người mắc hội chứng Down dù đã được lấy dấu vân tay, nhận dạng và nhận được “<a href="http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110310/Nguoi-Down-bi-hanh-CMND.aspx" target="_blank"><span style="color: rgb(192, 0, 0);">Giấy hẹn cấp CMND</span></a>”, thế nhưng họ và người thân lại phải tiếp tục chờ đợi…  
                        </div>        
                                <div>
                                        <p><b>Cấp phiếu hẹn rồi mới yêu cầu giám định!</b></p>
<p>Sau 18 ngày háo hức chờ đợi, 8 giờ ngày 21.3, bà Nguyễn Thị Trinh - 
ngụ ở P.11, Q.3, TP.HCM cùng con trai là Lê Ngọc Thành (18 tuổi, mắc hội
 chứng Down, học viên lớp võ thuật aikido - Trung tâm TDTT Q.3) đã có 
mặt trụ sở Công an Q.3. Trình “Giấy hẹn cấp CMND” của Thành, bà Trinh 
sững sờ khi nghe trung tá Phan Xuân Hoàn - cán bộ làm CMND tại đây, nói:
 “Trường hợp cháu Thành là đặc biệt, bị Down nên chúng tôi phải báo cáo 
và chuyển lên cấp trên. Chị đưa cháu lên Công an TP.HCM giải quyết”. 
Cũng cần nhắc lại, vào chiều 3.3, trung tá Hoàn đã “linh động” cho Lê 
Ngọc Thành - người bị  Down đầu tiên được lăn tay và được nhận “Giấy hẹn
 cấp CMND” trên địa bàn Q.3.</p>
<table style="width: 199px; min-height: 26px;" align="center">
    <tbody>
        <tr>
            <td>
            <p style="text-align: center;"><img alt="" src="http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20113/Tieukhuong/10/tre-bi-down.jpg"><br>
            <span style="color: rgb(89, 89, 89);">Những bạn trẻ với hội chứng Down sinh hoạt, học nấu ăn tại Hội quán DRD (Q.10, TP.HCM) - Ảnh: Như Lịch</span></p>
            </td>
        </tr>
    </tbody>
</table>
<p>Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Trinh cho biết tiếp mẹ con bà tại trụ 
sở Công an TP.HCM là thượng tá Đoàn Ngọc Minh - Phó trưởng phòng Tổ chức
 hành chính về trật tự xã hội. Tại đây, bà Trinh tiếp tục thắc mắc: “Tại
 sao con tôi đã có phiếu hẹn cấp CMND ngày hôm nay mà chưa được nhận kết
 quả? Tại sao trên cùng địa bàn TP.HCM nhưng có nơi như Q.Phú Nhuận, 
Q.10 lại cấp CMND cho người bị Down một cách dễ dàng, trong khi có những
 nơi lại từ chối?”. Thượng tá Minh giải thích với bà Trinh: “Những 
trường hợp này vượt thẩm quyền giải quyết nên chúng tôi cần phải tập hợp
 hồ sơ để trình ban giám đốc. Gia đình chị bổ sung giấy giám định y khoa
 cho Thành. Nếu đã có giấy giám định, chúng tôi sẽ cử cán bộ đến tận nhà
 để lấy kết quả”. </p>
<p>
</p><table style="width: 250px; background-color: rgb(241, 241, 241);" align="right" cellpadding="0" cellspacing="0">
    <tbody>
        <tr>
            <td style="width: 250px; min-height: 1px; background-color: gray;" colspan="3"><br></td>
        </tr>
        <tr>
            <td style="width: 31px;" valign="top"><img alt="" src="http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/quote1.gif" width="31"></td>
            <td style="float: left; font-family: verdana; font-style: italic; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 15px; line-height: normal; font-size-adjust: none; font-stretch: normal; width: 188px; color: rgb(158, 158, 158);" valign="top">

            <p>Có những cán bộ trong ngành đã máy móc hiểu sai vấn đề 
khi không cấp CMND cho những trường hợp cụ thể mà báo nêu. Chẳng hạn 
trường hợp còn biểu diễn được võ thuật, tức vẫn còn điều khiển được năng
 lực hành vi</p>
            </td>
            <td style="width: 31px;" valign="bottom"><img alt="" src="http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/quote2.gif" width="31"></td>
        </tr>
        <tr>
            <td style="width: 250px; min-height: 10px;" colspan="3"><br></td>
        </tr>
        <tr>
            <td style="font-family: verdana; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 14px; line-height: normal; font-size-adjust: none; font-stretch: normal; width: 250px; text-align: right;" colspan="3">

            <p>Ông<b> Vũ Xuân Dung - </b>Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an</p>
            </td>
        </tr>
        <tr>
            <td style="width: 250px; min-height: 1px; background-color: gray;" colspan="3"><br></td>
        </tr>
    </tbody>
</table>
Cũng rơi vào cảnh dở khóc dở cười là trường hợp của Thích Cẩm Nguyên 
(bị  Down, năm nay 20 tuổi, ngụ tại P.3, Q.3), hiện là học viên lớp võ 
thuật aikido - Trung tâm TDTT Q.3. Ngày 4.3, gia đình đã đưa Nguyên đến 
Công an TP.HCM xin cấp CMND. Và Nguyên nhận được “Giấy hẹn cấp CMND” - 
ghi ngày 24.3. “Đến trưa 21.3, một chú công an tìm đến gia đình tôi và 
thông báo phải nộp thêm giấy giám định sức khỏe cho Nguyên”, một người 
thân của Nguyên cho hay. 
<p>Theo võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan (phụ trách lớp võ thuật aikido - 
Trung tâm TDTT Q.3, TP.HCM), Lê Ngọc Thành và Thích Cẩm Nguyên học tương
 đối khá trong lớp. Võ sư Loan lưu ý: “Nếu được đối xử nhẹ nhàng, các em
 sẽ hiểu và có khả năng giao tiếp. Nhưng trong môi trường lạ, các em dễ 
bị “khớp” và có khi không chịu nói gì, khiến người ta tưởng bị bệnh 
nặng”. </p>
<p><b>Tiếp tục “hiểu máy móc”?</b></p>
<p>Thực tế, có những người mắc hội chứng Down cùng ngụ tại TP.HCM đã 
được cấp CMND. Chỉ tính riêng lớp học võ aikido (số 2 Hồ Xuân Hương, 
Q.3), khoảng 30% - 40% trong số gần 20 học viên mắc hội chứng Down, chậm
 phát triển tâm thần thường trú tại các quận: 1, 10, 11, Bình Thạnh… đã 
được cấp CMND. Bà Hằng - mẹ của Bùi Tất Thành (17 tuổi, ngụ tại P.13, 
Q.10, bị thiểu năng trí tuệ và gần như bị câm) kể: “Năm Thành được 15 
tuổi, tôi đã đưa con đến Công an Q.10 làm CMND. Mấy cô chú ở đó đã tạo 
điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục, còn cấp cho Thành những số đuôi rất 
dễ nhớ trong CMND là 3579”.       </p>
<p>
</p><table style="width: 250px; min-height: 25px;" align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="2" rules="all">
    <tbody>
        <tr>
            <td style="min-height: 8px; background-color: rgb(48, 104, 248);" valign="middle" align="left"><br></td>
        </tr>
        <tr>
            <td style="background-color: rgb(227, 237, 247);" align="left"><span style="font-size: 13px; color: rgb(0, 0, 128);">Ở Việt Nam, số người chậm phát triển tâm thần chiếm tỷ lệ 0,47% đến 2,85% dân số, nam nhiều hơn nữ. <i>(Nguồn: Tài liệu tập huấn giám định pháp y tâm thần toàn quốc năm 2008)</i></span></td>


        </tr>
        <tr>
            <td style="min-height: 2px; background-color: rgb(48, 104, 248);" valign="middle" align="left"><br></td>
        </tr>
    </tbody>
</table>
Điều đáng nói, trong phát biểu liên quan đến bài viết Người Down bị hành
 CMND đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 10.3.2011, ông Vũ Xuân Dung - 
Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64), 
Bộ Công an cho rằng có những cán bộ trong ngành đã máy móc hiểu sai vấn 
đề khi không cấp CMND cho những trường hợp cụ thể mà báo nêu (chẳng hạn 
trường hợp còn biểu diễn được võ thuật, tức vẫn còn điều khiển được năng
 lực hành vi). Tuy nhiên, sau khi báo đăng tải ý kiến trên, vẫn còn 
những cán bộ công an tại TP.HCM cho rằng họ “bị vướng” bởi một số quy 
định pháp luật, đặc biệt là Nghị định 05/1999/NĐ-CP cũng như một số công
 văn hướng dẫn trong ngành nên chưa thể giải quyết cấp CMND cho những 
người mắc bệnh về não, kể cả những trường hợp đã có giấy hẹn cấp CMND. 
<p>Một cán bộ (đề nghị giấu tên) kiến nghị Bộ Công an nên có văn bản 
tháo gỡ, hướng dẫn cụ thể về việc xét cấp CMND cho những trường hợp bị 
Down, chậm phát triển tâm thần, bị di chứng chất độc da cam gây tổn 
thương não… để áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Bởi theo ông, đây là 
vấn đề không chỉ xảy ra ở TP.HCM mà nhiều tỉnh, thành khác cũng gặp phải
 và có sự lúng túng trong xử lý.</p>
<p>
</p><table style="width: 147px; min-height: 26px;" align="center">
    <tbody>
        <tr>
            <td>
            <p style="text-align: center;"><img alt="" src="http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20113/Tieukhuong/10/tap-vo-down.jpg"><br>
            <span style="color: rgb(89, 89, 89);">Thích Cẩm Nguyên và Lê Ngọc Thành (thứ nhất và thứ ba, từ trái sang) trong lớp học võ aikido - Ảnh: Như Lịch</span></p>
            </td>
        </tr>
    </tbody>
</table>

<p>
</p><table style="width: 500px; min-height: 27px;" align="center" border="2" cellpadding="2" cellspacing="0" rules="none">
    <tbody>
        <tr>
            <td style="background-color: rgb(227, 237, 247);" align="left"><span style="font-size: 13px; color: rgb(0, 0, 128);"><b>Hãy lên tiếng giúp đỡ họ</b>
            <p>Không phải ai bị Down cũng đều mất khả năng nhận thức và 
điều khiển hành vi. Trên thế giới cũng như ở nước ta, có rất nhiều người
 Down đi học, làm việc được. Họ cũng là người mà. Chẳng qua chúng ta 
nhìn họ với con mắt khác và không chia sẻ, không làm gì để giúp họ mà 
thôi… Không nên quy ra người ta bị Down, bại não mà không cấp giấy tờ 
tùy thân cho họ. Luật pháp đặt ra là phải phù hợp với thực tế cuộc sống 
chứ không thể máy móc, cứng nhắc. Hãy lên tiếng giúp đỡ và chia sẻ với 
những người bất hạnh này! <i><b>Thạc sĩ - BS Nguyễn Ngọc Quang </b>(Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần, Sở Y tế TP.HCM)</i></p>
            <p><b>Nên sửa đổi nghị định </b></p>
            <p>Ngay cả đối với những người mắc bệnh tâm thần, bị mất 
năng lực hành vi dân sự thì Hiến pháp và Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng 
không hề có quy định phân biệt quyền công dân của họ. Công dân có quyền 
ngang nhau về giấy tờ hộ tịch: khai sinh, CMND, hộ khẩu... Ở nước ta, 
CMND không chỉ thể hiện sự quản lý hành chính về trật tự xã hội mà còn 
giúp công dân thực hiện nhiều quyền công dân, như: được thừa kế, được 
tặng cho, xác định cha-mẹ-con, tham gia một số hợp đồng giao dịch... 
Theo tôi, để đảm bảo quyền công dân, Nghị định 05/1999/NĐ-CP cần phải 
được sửa đổi cho phù hợp với quy định Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. <i><b>Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến </b>(Trưởng bộ môn Tố tụng dân sự và Hôn nhân gia đình, trường ĐH Luật TP.HCM)</i></p>
            <p><b>Không phân biệt đối xử người khuyết tật</b></p>
            <p>Cộng đồng người khuyết tật trên khắp thế giới từng đấu 
tranh để không phải là công dân hạng 2. Và quyền của người khuyết tật 
được thực thi thông qua Luật Người khuyết tật ở các nước. Trong Công ước
 Quốc tế về quyền của người khuyết tật có nêu rõ: “Sự phân biệt đối xử 
đối với bất kỳ một người nào căn cứ trên sự khuyết tật của họ đều là sự 
xâm hại đến nhân phẩm và chân giá trị vốn có của con người”. Ở nước 
ngoài, tôi từng đi cùng chuyến bay với những người bị Down, từng thấy họ
 lập gia đình, thấy họ tham gia phát biểu ở những diễn đàn quốc tế về 
quyền của họ... <i><b>Thạc sĩ Phát triển con người Võ Thị Hoàng Yến </b>(Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và phát triển tại TP.HCM)</i></p>
            <p style="text-align: right;"><b>Như Lịch</b> <i>(ghi)</i></p>
            </span></td>
        </tr>
    </tbody>
</table>
<b></b>
<p style="text-align: right;"><b>Như Lịch</b></p>
                                </div>
                        </div>
                        </div><br clear="all"><i><span style="color: rgb(0, 102, 0);">-----------------<br>Project Coordinator</span><br style="color: rgb(0, 102, 0);"><span style="color: rgb(0, 102, 0);">Inclusive Development Action (IDEA)</span><br style="color: rgb(0, 102, 0);">

<span style="color: rgb(0, 102, 0);"></span></i><i><span style="color: rgb(0, 102, 0);">P205, Tower A, B14 Kim Lien, Pham Ngoc Thach street, Dong Da, Hanoi</span><br style="color: rgb(0, 102, 0);"><span style="color: rgb(0, 102, 0);">Tel: +84 4 222 04 113</span><br style="color: rgb(0, 102, 0);">

<span style="color: rgb(0, 102, 0);">Fax: +84 4 222 04 114</span><br style="color: rgb(0, 102, 0);"><span style="color: rgb(0, 102, 0);"></span></i><i><span style="color: rgb(0, 102, 0);"></span><span style="color: rgb(0, 102, 0);">email: <a href="mailto:lananh@idea.org.vn" target="_blank">lananh@idea.org.vn</a></span><br style="color: rgb(0, 102, 0);">

<span style="color: rgb(0, 102, 0);">Website: <a href="http://ideavietnam.org" target="_blank">http://ideavietnam.org</a></span></i><br><br><b><span style="color: rgb(204, 0, 0);">Save paper - Think before you print.</span></b><br>

<br>
<br>_______________________________________________<br>
Diễn đàn NKT Việt Nam khuyet-tat mailing list<br>
<a href="http://ideavietnam.org" target="_blank">http://ideavietnam.org</a><br>
<a href="mailto:khuyet-tat@anu.edu.au">khuyet-tat@anu.edu.au</a><br>
<a href="http://mailman.anu.edu.au/mailman/listinfo/khuyet-tat" target="_blank">http://mailman.anu.edu.au/mailman/listinfo/khuyet-tat</a><br>
<br></blockquote></div><br><br clear="all"><br>-- <br>Nguyen Trung<br>Bright Future Group Member - HN Association of Disabled People (DP Hanoi) (thanh vien nhom TLTS - Hoi NKT HN)<br>TTH Co. Ltd. - Specialist on Wheelchair Production (Cty TTH - chuyen cac san pham xe lan)<br>
Addr. P. 5+6 (105+106 new), B15, Kim Lien, Ha Noi, Vietnam<br>Tel. 844-38524170; Viettel: 01654783694<br>email: <a href="mailto:nguyentrung@hn.vnn.vn">nguyentrung@hn.vnn.vn</a>; <a href="mailto:trungxelan@gmail.com">trungxelan@gmail.com</a><br>